#6. Phổ 2D NMR đồng nhân

(Dự định viết trong Q4-2018)

Trên phổ NMR một chiều (1D-NMR), trục đứng (OY) là cường độ phổ, trục ngang (OX) là tần số cộng hưởng, nhưng biểu diễn thành độ dịch chuyển hóa học (ký hiệu CS), đơn vị là ppm. Với phổ NMR 2 chiều (2D-NMR), hai trục đứng và ngang (F1-F2) của phổ đều biểu diễn tần số cộng hưởng còn trục thứ 3 biểu diễn cường độ. Như vậy đúng ra phải gọi là phổ 3D ! Nhưng trên thực tế, trục thứ 3 (trục cường độ) thường được biểu diễn dưới dạng các đường đồng mức (Contour), như kiểu đường bình độ trong bản đồ, nên phổ sẽ chỉ gồm 2 trục tần số, dưới dạng một bảng hình chữ nhật.

Với cách biểu diễn phổ 2D NMR như trên, có thể hiểu mỗi trục cho thông tin CS của một loại hạt nhân. Nếu cả hai trục tần số F1 và F2 đều là tần số (hay CS) của cùng một loại hạt nhân, ví dụ cùng là CS của proton, ta sẽ có có phổ 2D đồng nhân, ký hiệu là H-H 2D NMR. Về cơ bản, phổ 2D đồng nhân sẽ chỉ cung cấp thông tin về H-H. Trường hợp hai trục tần số biểu diễn cho hai loại hạt nhân khác nhau, ví dụ F1 biểu diễn CS của 13C, còn F2 lại biểu diễn CS của 1H, chúng ta sẽ có phổ 2D NMR dị nhân, ký hiệu là C-H 2D NMR.

Trong trang này NMRHanoi sẽ giới thiệu nguyên lý và ứng dụng của dạng phổ thứ nhất - Phổ 2D NMR đồng nhân. Phổ 2D NMR dị nhân sẽ được trình bày trong trang kế tiếp (xem bài #7).  

6.1 Nguyên lý phổ 2D NMR


6.2 Phổ H-H COSY


6.3 Phổ H-H TOCSY


6.4 Phổ NOESY, ROESY


6.5 Phổ 2D phân giải J

Không có nhận xét nào: