Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

NMR SIÊU NHAY

Đầu tháng này (9/6/2020), tạp chí Physical Review X đã công bố bài báo của một nhóm các nhà khoa học tại đại  học Maryland và các cộng sự tại đại học Harvard với tiêu đề rất "giật gân":  Hyperpolarization - Enhanced NMR Spectroscopy with Femtomole Sensitivity Using Quantum Defects in Diamond", tạm dịch là: NMR siêu phân cực nâng cao đạt độ nhạy cỡ femtomole nhờ ứng dụng lỗi lượng tử trong kim cương.
Diễn giải trọn vẹn phát minh này liên quan tới các khái niệm vật lý khá sâu và phức tạp. Hãy tạm dừng để xem xét ý nghĩa của phát minh. NMR thường vẫn được xem là phương pháp có độ nhạy thấp so với nhiều phương pháp phổ khác, do vậy cần lượng mẫu đo nhiều. Lượng mẫu đo tối thiểu cho một phép đo NMR phải cỡ chục mmol (5-6mM). Trên thực tế, những người làm hóa hợp chất tự nhiên luôn phải chật vật, nhọc nhằn và tốn kém để chiết tách được vài mmol mẫu để phân tích. 

Giờ đây phát mình mới hứa hẹn để đo phổ NMR chỉ cần lượng mẫu cỡ picomole, thậm chí femtomole, tức là lượng mẫu ít hơn cỡ nghìn, đến triệu lần so với hiện tại. Nói hơi ngoa thì NMR với phát minh này sẽ có thể phân tích đến cỡ phân tử. Người chuẩn bị mẫu NMR sẽ không nhìn thấy mẫu, thậm chí ngay cả trên kính hiển vi! Hy vọng và chờ đợi một cuộc cách mạng với NMR. 

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chắc thầy nhầm milimole với micromole đúng k ạ? Chứ bình thường con làm chỉ cần 1-2 mg/mẫu or ít hơn là đủ ạ (600 MHz).

NMRhanoi nói...

Đúng là lượng mẫu tối thiểu cho NMR thường cỡ vài chục micromole, tương ứng vài mg (với phân tử vừa và nhỏ). Tất nhiên còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, như đọ sạch, thiết bị, độ hòa tan, ... Goodluck and many Thanks!