Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Welcome Chem 17.1 Course !

Chào các em học viên lớp Cao học Chem 17.1.

Theo thông báo từ Phòng giáo vụ Học viện Khoa học Công nghệ, chủ nhật tuần sau 05 học viên cao học của lớp Chem 17.1 sẽ bắt đầu khóa học "Ứng dụng các công cụ phổ trong nghiên cứu cấu trúc phân tử". Khóa học sẽ diễn ra trong 4 ngày chủ nhật liên tiếp từ đầu tháng 4/2018 và kết thúc bằng kỳ thi vào chủ nhật đầu tiên của tháng 5/2018.

Nội dung đầy đủ của các bài giảng sẽ chỉ có trên lớp, nhưng một số thông tin hay bài giảng tóm tắt có thể sẽ được gửi lên trang "#22 Chem 17.1" để học viên tiện tra cứu. Trang này sẽ tồn tại và mở trong suốt thời gian của khóa học, cho đến khi kết thúc kỳ thi. Học viên cũng có thể tham khảo các trang khác trong NMR Hà Nội để mở mang kiến thức, nhưng trước tiên cần bám sát bài giảng trên lớp để đạt điểm thi tốt nhất, vì các trang trên NMR Hà Nội có thể có nội dung sâu hơn, rộng hơn so với yêu cầu cụ thể của khóa học.

Hy vọng khóa học tháng Tư này sẽ củng cố, bổ sung kiến thức về ứng dụng phổ, cần cho học tập, nghiên cứu của các bạn trong tương lai, và hy vọng chúng ta sẽ có những ngày chủ nhật đầu hè 2018 dễ chịu và đáng nhớ.





19 May 2018: Thứ Bảy, sinh nhật Bác Hồ, ngồi nhà chấm bài thi cho các em Chem 17.1. Có mấy nhận xét sau:

  1. Bài làm giống nhau nhiều quá (80-90%), đúng giống nhau, sai cũng giống nhau. 
  2. Bài 1, về yếu tố chính ảnh hưởng đến Độ dịch chuyển hóa học (CS) và lý do chọn TMS làm chất chuẩn CS=0ppm, cả lớp sai lý do chọn TMS là chất chuẩn Zero PPM. Lý do chủ yếu vì Si có độ âm điện rất thấp, do vậy tín hiệu các proton hay C tương đương trong phân tử TMS đều nằm dạt về phía trái, ứng với che chắn mạnh, từ trường cao, tần số thấp, nên được chọn là gốc Zero ppm.
  3. Bài 2 về hiện tượng tách vạch đơn thành vạch bội, cả lớp sai câu vì sao có vạch doublet x doublet. Nếu proton hay nhóm proton tương đương tương tác với 01 proton (ví dụ CH) thì vạch sẽ tách đôi (doublet) với hằng số tương tác J1. Nếu proton hay nhóm proton này đồng thời tương tác với 01 proton nữa (CH), không tương đương với proton đã tương tác, thì cũng tách vạch thành doublet, với J2. Khi J1 có độ lớn khác với J2 sẽ có doublet x doublet (d d).
  4. Bài 3 và bài 4 nói chung làm tốt, nhưng đều kém phần phân tích vạch bội phổ 1H NMR.
Chúc các em thành công trong học tập, công tác và hạnh phúc trong cuộc sống.

NMR Hà Nội.

2 nhận xét:

NHOMEBSCY nói...

cho em hỏi là không có topic #22 Chem 17.1 ạ

NMRhanoi nói...

Chào Bạn,

Trang #22 Chem 17.1 được mở ra để lưu trữ các bài giảng và trao đổi thông tin phục vụ lớp Chem 17.1. Trang này đã đóng lại 1 tuần sau khi lớp Chem 17.1 trả thi xong. Một số nội dung (phần MS và IR) được đưa lên các trang về MS và IR.

Vì giới hạn thời gian và chương trình khóa học nên các nội dung về NMR trong #22 Chem 17.1 tương đối cô đọng. Bạn có thể tìm đọc các nội dung tương đương nhưng đầy đủ hơn ở các trang khác trong NMRHanoi.

Chúc bạn thành công trong khoa học và cuộc sống.

NMRHanoi